-
- Tổng tiền thanh toán:
Không những thế, cả hai sản phẩm đều mang đến nhiều tiện ích cho việc nấu nướng mỗi ngày. Vậy nên dùng nồi lẩu điện hay bếp từ để nấu lẩu?
Nồi lẩu điện hay bếp từ đều giúp bạn có một nồi lẩu thơm ngon, nóng hổi. Không những thế, cả hai sản phẩm đều mang đến nhiều tiện ích cho việc nấu nướng mỗi ngày. Vậy nên dùng nồi lẩu điện hay bếp từ để nấu lẩu? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!
1. Nồi lẩu điện
Nồi lẩu điện là gì?
Nồi lẩu điện có thiết kế tương tự với nồi cơm điện, nhưng kích thước nhỏ gọn hơn. Nồi được cấu tạo từ các bộ phận như: Lòng nồi, mâm nhiệt, nắp nồi, bộ phận điều khiển.
Bạn dùng nồi lẩu điện để nấu lẩu hay chế biến các món như hấp, xào, luộc,... mà không cần phải đặt lên bếp, vì nồi sử dụng nguồn điện để làm chín thực phẩm. Nồi lẩu điện giúp bạn tha hồ chế biến món lẩu và món ngon khác, vệ sinh dễ dàng sau khi nấu, an toàn cho người dùng.
Ưu điểm của nồi lẩu điện
- Thiết kế nhỏ gọn, tính hoạt động cao, tiện lợi di chuyển: Bạn có thể bố trí ở mặt bàn, kệ bếp hay bất kỳ vị trí nào trong không gian bếp mà không sợ chiếm diện tích và tô điểm cho không gian thêm nổi bật.
- Sử dụng đơn giản: Nồi lẩu điện sử dụng núm vặn, nút gạt hoặc bảng điều khiển cảm ứng có hướng dẫn rõ ràng, nên bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng tùy chỉnh.
- Tiết kiệm điện năng: Một số nồi lẩu điện trang bị tính năng tiết kiệm điện, giúp giảm chi phí tiền điện mỗi tháng.
- Vệ sinh dễ dàng, nhanh chóng, an toàn cho sức khỏe: Nồi lẩu điện có một lớp men chống dính vừa an toàn, vừa dễ vệ sinh, giúp thức ăn hạn chế cháy khét và dính.
- Đa dạng chức năng: Nồi lẩu điện không chỉ có chức năng nấu lẩu, mà còn có thể chiên, xào, luộc, hấp,... hỗ trợ bạn chế biến đa dạng các món ngon và đầy bổ dưỡng cho cả gia đình.
Nhược điểm của nồi lẩu điện
- Công suất hoạt động thấp: So với các loại bếp điện khác, thì nồi lẩu điện có công suất thấp nên gia nhiệt kém, làm nóng lâu.
- Dung tích nhỏ: Chỉ khoảng 1.2 - 5 lít, thích hợp cho khoảng 1 - 4 người ăn.
2. Bếp từ
Bếp từ là gì?
Bếp từ là loại bếp điện hoạt động trên nguyên lý tăng nhiệt nhờ từ trường. Vì thế, nồi chảo phải có đế nhiễm từ, thì bếp mới hoạt động, tạo ra dòng từ trường và sinh nhiệt làm nóng thức ăn.
Bếp từ hỗ trợ bạn nấu ăn nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, an toàn cho người dùng. Đồng thời, bếp còn góp phần tạo cho không gian bếp nhà bạn có tính thẩm mỹ cao.
Ưu điểm của bếp từ
- Tiết kiệm điện năng: Bếp có cơ chế truyền nhiệt trực tiếp vào đáy nồi nên hiệu suất đun nấu của bếp đạt đến 90%, nhiệt không bị thất thoát ra ngoài.
- An toàn cho người dùng: Bếp chỉ hoạt động khi có nồi chảo đáy nhiễm từ. Khi nấu xong, mặt bếp không bị nóng, không gây bỏng. Bếp từ không tạo ra khí độc trong lúc nấu.
- Mang tính thẩm mỹ, sang trọng, hiện đại: Tô điểm cho không gian bếp thêm tinh tế, với thiết kế lắp âm và dương.
- Đi kèm nhiều tiện ích: Tính năng an toàn, có hẹn giờ, cảnh báo mặt bếp nóng, khóa bảng điều khiển, cảnh báo khi không có nồi,...
Nhược điểm của bếp từ
- Tốn chi phí: Bếp từ yêu cầu nồi chảo có đáy nhiễm từ, thì mới có thể hoạt động. Bạn không chỉ tốn chi phí mua bếp từ, mà còn phải bỏ ra một khoảng tiền để sắm nồi chảo phù hợp.
- Giá sản phẩm cao: Bếp từ có giá thành cao hơn so với các loại bếp điện khác. Dao động khoảng 800.000 - 21 triệu đồng.
- Phát ra từ trường không tốt: Đặc biệt là đối với các thiết bị điện tử y học như máy trợ tim, dễ gây hư hỏng sản phẩm.
3. Nên dùng nồi lẩu điện hay bếp từ để nấu lẩu?
Cả 2 nồi lẩu điện và bếp từ đều có kích thước nhỏ gọn, không chiếm nhiều diện tích bếp nhà bạn. Tuy nhiên có một số đặc điểm khác biệt giữa 2 sản phẩm.
Tiêu chí | Lẩu điện | Bếp từ |
Kích thước lòng nồi | Lòng nồi chỉ có 1 và kích thước cố định, khi bạn muốn nấu thêm món khác hay nấu ít hoặc nhiều thức ăn hơn rất khó khăn. | Có thể thoải mái nấu với bất kỳ nồi lớn hoặc nhỏ, sử dụng linh động hơn trong việc nấu nhiều món ăn, chỉ cần thay nồi khác là được, không phải rửa lại lòng nồi như lẩu điện. |
Công suất | 1200 – 1300 W sử dụng ít tốn điện hơn. | 1800 – 2800W sử dụng lâu sẽ tốn điện. |
Chức năng | Nấu được nhiều món ăn như chiên, xào, hầm, nấu lẩu... tuy nhiên phải tự canh chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng món ăn. | Nhiều chế độ nấu ăn với nhiệt độ khác nhau được cài đặt sẵn, tiện dụng từ nấu lẩu tới chiên, hầm, hấp, đun nước... |
Thời gian nấu | Lâu hơn bếp từ. | Nhanh hơn lẩu điện. |
Độ an toàn | Kém an toàn hơn bếp từ. Khi nước trào xuống mâm nhiệt có thể bị chập điện. | Có khóa trẻ em (một số model) an toàn khi dùng. Không sợ nước trào xuống mặt bếp. |
Vệ sinh | Lòng nồi chống dính, dễ dàng vệ sinh sau khi dùng. | Nhiều nồi nấu lẩu dùng cho bếp từ không có chống dính, tốn thời gian vệ sinh hơn. |
Loại nồi sử dụng | Sử dụng cố định lòng nồi bán kèm. | Có thể sử dụng bất kỳ loại nồi, chảo, xửng hấp nào miễn đáy nồi có nhiễm từ (nam châm có thể hít được). |
Giá thành | Khoảng 540.000 - 3.2 triệu đồng. | Khoảng 800.000 - 21 triệu đồng. |
Với những ưu điểm, nhược điểm và bảng so sánh chi tiết bên trên, nên dùng nồi lẩu điện hay bếp từ để nấu lẩu? Chắc hẳn bạn đã có sự chọn lựa một sản phẩm cho riêng mình.
Chọn mua nồi lẩu điện khi
- Mục đích sử dụng chính là nấu lẩu.
- Bạn là người yêu thích món lẩu, thường xuyên nấu lẩu.
- Tài chính kinh tế hạn hẹp.
- Bạn muốn vệ sinh dễ dàng, nấu lẩu tiện lợi, nhanh chóng, tiện kiệm điện và an toàn, thì lựa chọn lẩu điện là hợp lý.
>>> Xem thêm:
Chọn mua bếp từ khi
- Bạn yêu thích không gian bếp có tính thẩm mỹ cao.
- Dư giả về tài chính kinh tế.
- Muốn chế biến đa dạng các món ăn ngon, hấp dẫn cho gia đình.
- Nấu lẩu cho gia đình, bữa tiệc có khoảng 10 người trở lên.
- Nấu ăn nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và an toàn cho người dùng, thì bếp từ là sản phẩm rất thích hợp.
>>> Xem thêm:
Trên đây là bài viết về nên dùng nồi lẩu điện hay bếp từ để nấu lẩu, loại nào tốt và tiết kiệm hơn. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn được sản phẩm ưng ý nhất với gia đình mình. Nếu có thắc mắc bạn hãy để lại bình luận dưới đây nhé! Để được tư vấn và lựa chọn mua bếp từ, nồi lẩu, quý khách hàng vui lòng liên hệ với Điện máy Văn Chiến qua hotline: 0964.022.555