Nên mua bình nóng lạnh trực tiếp hay gián tiếp?

Nguyễn Nguyệt 25/08/2022
Điện Máy Văn Chiến

Bạn đang có dự định mua máy nước nóng, nhưng phân vân không biết nên chọn mua loại nào. Vậy nên mua máy nước nóng trực tiếp hay gián tiếp?

Bạn đang có dự định mua bình nóng lạnh, nhưng phân vân không biết nên chọn mua loại nào. Vậy nên mua bình nóng lạnh trực tiếp hay gián tiếp? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Điện máy Văn Chiến để có quyết định phù hợp nhất nhé!

1. Bình nóng lạnh trực tiếp là gì?

Bình nóng lạnh trực tiếp sở hữu thiết kế nhỏ gọn có khả năng làm nóng tối đa khoảng 55 độ C, làm nóng nước trực tiếp để đáp ứng tốt nhu cầu người dùng. Máy nước nóng trực tiếp được cấu tạo từ các bộ phận như:

  • Bên ngoài: Vỏ máy, vòi sen, nút điều chỉnh nhiệt độ, cầu giao chống giật ELCB, van khóa nước, van điều chỉnh lưu lượng nước ra, các đèn báo, giá đỡ vòi sen,...
  • Bên trong: Cảm biến lưu lượng nước, cảm biến nhiệt độ, bộ lọc nước,thanh magie, thanh điện trở, rơ le nhiệt, đường nước nóng lạnh,... 

Máy hoạt động dựa trên cơ chế làm nóng nước bằng điện trở. Sau khi thanh điện trở được làm nóng thì nước sẽ được đưa vào vòi trực tiếp là bạn có thể sử dụng ngay mà không cần phải dự trữ. 

Ưu điểm của bình nóng lạnh trực tiếp:

- Nước sẽ nóng nhanh gần như ngay lập tức do hoạt động theo cơ chế làm nóng trực tiếp bằng thanh điện trở, không thông qua bình chứa (hoặc bình chứa rất nhỏ).
- Máy có kích thước khá nhỏ gọn và việc lắp đặt máy cũng đơn giản, dễ dàng.
- Đa dạng về mẫu mã và hãng sản xuất cho bạn thoải mái lựa chọn.
- Trang bị nhiều cơ chế bảo vệ an toàn như: hệ thống cách ly dòng điện ELCB, cảm biến nhiệt và cảm biến lưu lượng nước.

Nhược điểm của bình nóng lạnh trực tiếp:

- Khu vực lắp máy cần có áp lực nước lớn và điện áp ổn định.
- Thông thường máy nước nóng trực tiếp có nhiệt độ làm nóng trong khoảng 45 - 55 độ C nên không phù hợp với môi trường có nhiệt độ quá lạnh.

>>> Xem thêm các mẫu bình nóng lạnh đang bán chạy tại Điện máy Văn Chiến

2. Bình nóng lạnh gián tiếp là gì?

Bình nóng lạnh gián tiếp là máy có khả năng làm nóng nước trong khoảng thời gian dài khoảng 10 - 15 phút, sở hữu thiết kế to và hệ thống ống nước ra vào riêng biệt. Bạn có thể sử dụng cho bồn tắm, bồn rửa mặt. Tuy nhiên, điểm khác biệt với máy trực tiếp là máy gián tiếp có bình chứa lớn, giúp chứa được nhiều nước hơn. 

Bình nóng lạnh gián tiếp cũng được cấu tạo tương tự giống như máy nước nóng trực tiếp và trang bị các tính năng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng như cầu giao chống giật ELCB, cảm biến lưu lượng nước, cảm biến nhiệt độ,...

Máy hoạt động dựa trên cơ chế là lấy nước lạnh pha với nước nóng, chỉ cần làm nước sôi 1 lần duy nhất là có thể cung cấp nước nóng cho cả gia đình, hoặc để dùng nhiều lần. 

Ưu điểm bình nóng lạnh gián tiếp

Được trang bị bình chứa nước dung tích lớn, có đường nước vào và ra riêng biệt, chỉ cần nấu một lần là có thể sử dụng được nhiều lần, tiết kiệm điện hơn.

Một bình nóng lạnh có thể sử dụng cho nhiều khu vực như: bồn rửa mặt, bồn tắm,...
Có thể lắp đặt âm tường, tiết kiệm diện tích, tăng tính thẩm mỹ cho không gian nội thất.

Phù hợp với những khu vực có nhiệt độ môi trường lạnh cao.
Máy cũng có cơ chế chống giật ELCB và cầu dao ngắt điện khi quá tải, bảo vệ an toàn cho người sử dụng.

Nhược điểm bình nóng lạnh gián tiếp

Việc lắp đặt máy sẽ tốn nhiều thời gian hơn do máy khá cồng kềnh.

Phải mua thêm vòi chia nóng lạnh có giá thành khoảng 300.000 - 400.000 đến 1 triệu đồng.

Máy cần được khởi động trước từ 15 - 30 phút mới có nước nóng để dùng.

>>> Xem thêm bình nóng lạnh gián tiếp đang bán chạy nhất tại Điện máy Văn Chiến: 

3. So sánh bình nóng lạnh trực tiếp và gián tiếp

Nhằm hiểu rõ chi tiết về bình nóng và lạnh, để có sự chọn lựa thích hợp cho gia đình. Bạn hãy tham khảo ngay bảng so sánh chi tiết dưới đây:

Tiêu chí Bình nóng lạnh trực tiếp Bình nóng lạnh gián tiếp
Khả năng làm nóng Làm nóng nhanh, chỉ trong vài giây. Làm nóng chậm, trong khoảng 15 - 30 phút.
Độ tiêu thụ điện Thông thường tiêu thụ điện với công suất từ 3.5 - 5.5 kWh, còn tùy theo nhu cầu sử dụng. Tốn điện với công suất khoảng 2 kWh, còn tùy theo nhu cầu sử dụng.
Kích cỡ Nhỏ gọn. Lớn hơn máy nước nóng trực tiếp.
Điều kiện lắp đặt

Nơi có áp lực nước khá lớn và điện áp phải đủ mạnh.

Nhiệt độ môi trường lạnh thấp.

Không cần áp lực nước và điện phải mạnh.

Nhiệt độ môi trường lạnh nhiều.

Tầm giá Khoảng từ 1.4 - 5 triệu Khoảng từ 2 triệu -  4.5 triệu

4. Nên lựa chọn bình nóng lạnh trực tiếp hay gián tiếp?

Lựa chọn theo nhu cầu

- Phòng tắm nhà bạn tương đối bé và không có tường bê tông trống thì nên chọn máy nước nóng trực tiếp.
- Bạn có nhu cầu sử dụng nước nóng ở cả bồn rửa mặt hay bồn tắm thì nên chọn máy nước nóng gián tiếp.
- Nếu khu vực lắp đặt có khí hậu quá lạnh, máy nước nóng gián tiếp sẽ là sự lựa chọn lý tưởng.
- Ở những nơi có áp lực nước yếu, nên chọn mua máy nước nóng trực tiếp có bơm trợ lực hay máy nước nóng gián tiếp để dòng nước đầu ra được ổn định.

Chọn theo mức độ sử dụng

- Gia đình từ 5 đến 8 người thì nên chọn mua máy nước nóng gián tiếp để có thể đun đủ nước tắm cho cả nhà trong 1 lần nhằm tiết kiệm điện năng.
- Nếu gia đình nhỏ, nhu cầu sử dụng nước nóng ít hoặc vừa phải, nên chọn máy nước nóng trực tiếp để tiết kiệm chi phí

5. Lưu ý về nhiệt độ làm nóng tối đa và thời gian đun

Bình nóng lạnh trực tiếp:

Thông thường máy sẽ có mức làm nóng tối đa từ 45 - 55 độ C, tuy nhiên do đặc thù của máy là không có bình chứa để dự trữ nước, nước nóng được đưa trực tiếp qua vòi nhờ vào sự nóng lên của thanh điện trở, nên nhiệt độ tối đa của nước đạt được sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như:

- Nhiệt độ môi trường, nhiệt độ của nước cấp vào bình trực tiếp.
- Lưu lượng, áp lực nước đầu vào và lượng nước đầu ra khi sử dụng.
- Đặt mức điều chỉnh nhiệt ở mức tối đa.
- Các yếu tố khác: Chất lượng nước (nước bị nhiễm bẩn, phèn, lẫn tạp ), điện áp sử dụng, tuổi thọ máy/khoang làm nóng.

Máy nóng lạnh gián tiếp:

Do có bình chứa nước nên máy có thể làm nóng nước tối đa từ 70 - 80 độ C, nóng hơn so với máy trực tiếp. Bên cạnh đó máy sẽ có thời gian chờ đun nóng nước để sử dụng lâu hơn, và lượng thời gian chờ đun này sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:

- Nhiệt độ môi trường bên ngoài.
- Nhiệt độ nguồn nước đầu vào.
- Thời gian chờ đun nóng nước để đạt được mức nhiệt tối đa cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu trong quá trình đun người dùng thực hiện bơm hay xả nước trong bình chứa.

Trong môi trường sử dụng thực tế, mức nhiệt độ làm nóng tối đa sẽ có sai số so với mức nhiệt độ mà hãng công bố, dưới đây là chi tiết các yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức nhiệt độ tối đa của từng hãng máy nước nóng:

Bình nóng lạnh Ariston

Bình nóng lạnh trực tiếp:

Nhiệt độ tối đa mà máy đạt được theo công bố của hãng là nhiệt độ đo được trong thử nghiệm ở điều kiện lý tưởng.

Ví dụ: Với công suất sử dụng là 4500W, lưu lượng nước là 2.5 lít/phút, nhiệt độ nước đầu vào 30°C, thì nhiệt độ tối đa của nước sẽ là 55°C.

Vì vậy, các yếu tố như công suất sử dụng, lưu lượng nước và nhiệt độ nước đầu vào trong môi trường thực tế sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ nước đầu ra tối đa của sản phẩm.

Bình nóng lạnh gián tiếp:

Nhiệt độ làm nóng tối đa đối với bình nước nóng gián tiếp Ariston theo công bố của Điện máy Văn Chiến còn phụ thuộc vào từng model và nhiệt độ thực tế của bộ ổn định nhiệt (do có sai số trong khoảng ± 4°C).

Bình nóng lạnh Panasonic

Bình nóng lạnh trực tiếp:

Các sản phẩm của Panasonic sẽ có nhiệt độ làm nóng tối đa khoảng 51°C (đây là nhiệt độ đo được trong thử nghiệm của hãng). Thực tế, để đạt được chỉ số này còn phụ thuộc vào các yếu tố như điều kiện nước đầu vào, mức điều chỉnh dòng nước (áp lực nước sử dụng).

Bình nóng lạnh gián tiếp:

Rơ le của máy nước nóng gián tiếp với cơ chế tự ngắt điện khi đạt nhiệt độ tối đa (ở khoảng 75 độ C) sẽ giúp tránh tình trạng đun khô, chập mạch gây hư hỏng.

Bình nóng lạnh Electrolux

Đối với bình nóng lạnh trực tiếp Electrolux 4500W thì các yếu tố sau đây sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ tối đa mà máy đạt được:

- Nguồn điện vào phải ổn định 220V (không tuột áp thấp hơn 220V).
- Tốc độ nước vào phải ổn định 2 lít/phút.
- Nhiệt độ nước vào phải ổn định 26°C.
- Nguồn nước vào phải là nước sạch (nước máy, không pha nhiều tạp chất – nước pha nhiều tạp chất sẽ dẫn nhiệt kém).

 Bất kỳ yếu tố nào ở trên thay đổi (hoặc không ổn định) sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ nước nóng tối đa đạt được.

Bình nóng lạnh Kangaroo

Nhiệt độ tối đa của bình nóng lạnh trực tiếp và gián tiếp mà hãng công bố được đo trong bình làm nóng của máy với điều kiện nhiệt độ môi trường tại nơi đặt máy không quá lạnh (nhiệt độ nguồn nước trên 20ºC) nếu nhiệt độ nước thấp hơn sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm nóng và nhiệt độ nước đầu ra.

Bình nóng lạnh Rossi

Bình nóng lạnh gián tiếp:

Nước sẽ luôn đạt nhiệt độ làm nóng như công bố của hãng, các yếu tố về nhiệt độ nước đầu vào và nhiệt độ môi trường sẽ chỉ ảnh hưởng đến thời gian đun nóng nước:

Nếu nước đầu vào thấp : Như miền Bắc vào mùa đông giá lạnh, nhiệt độ nước 12 - 15°C, thì thời gian đun để đạt 75 - 80°C cần khoảng 30 - 40 phút.

Nếu nước đầu vào cao: Như miền Nam (nhiệt độ trên 20°C), nhiệt độ nước khoảng 25°C, thì thời gian đun để đạt 75 - 80°C chỉ cần khoảng 23 - 30 phút.

Hi vọng bài viết đã giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp khi chọn mua bình nóng lạnh. Hãy để lại bất kỳ thắc mắc nào cho Điện máy Văn Chiến trong ô bình luận bên dưới nhé! Để được hỗ trợ tư vấn, vui lòng liên hệ qua hotline:  0964.022.555

Bạn đang xem: Nên mua bình nóng lạnh trực tiếp hay gián tiếp?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline:
HOTLINE: 0964.022.555
Bán Hàng: 0983.405.225